FAQ Giải Đáp Thắc Mắc

Loading

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ, Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thành Nhân là chuyên gia uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng, bài viết này sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc của bạn trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ dưới góc nhìn của bác sĩ.

FAQ

Có nên tiêm filler để da mũi co giãn hơn trước khi nâng mũi? Vậy nếu tiêm tan có thể tan hết hoàn toàn 100% được không?
  • Không nên tiêm filler để da mũi co giãn hơn trước khi nâng mũi vì cần phải tiêm 1 lượng lớn filler với 1 thời gian dài thì mới đạt được mục đích giãn da. Thế nhưng với mật độ liên kết lỏng lẻo, không chắc chắn của filler thì khi tiêm lượng lớn vào sẽ bị tràn ra các khu vực xung quanh vùng da cần giãn hoặc gây ra hiện tượng vón cục không đồng đều, không đạt được mục đích ban đầu mà còn làm cho quá trình nâng mũi sau đó khó khăn hơn vì phải nạo vét filler. Ngoài ra nếu tiêm filler mũi không cẩn thận có thể làm tắc mạch, hoại tử vùng da xung quanh, nghiêm trọng hơn là có thể gây mù mắt.
Nếu tiêm tan có thể giúp tan hết hoàn toàn filler được không?
  • Tiêm tan không thể hết hoàn toàn 100% filler vì ta không thể tiêm thuốc giải filler hyaluronidase vào chính xác từng vùng đã được tiêm filler, vẫn sẽ còn 1 lượng nhỏ filler còn sót lại dưới da mà ta không thể cảm nhận bằng mắt hay tay được.
  • Với một số trường hợp mũi co rút muốn tiêm filler để “mau có da mũi hơn” thì: thực tế, vấn đề mũi co rút thường chỉ xảy ra với những mũi đã bị viêm và tháo sống mũi, lúc đó chỉ định an toàn & tối ưu nhất là cấy trung bì mỡ để ngăn cho mũi co rút, vẫn giữ được 1 form mũi tương đối. Còn với những mũi đã nâng rồi và tháo sống bình thường thì da đã giãn sẵn nhờ vật liệu độn trước đó nên việc tiêm filler không mang lại ý nghĩa gì cả mà còn tiềm ẩn thêm nhiều rủi ro khác.
Vì sao sống mũi đoạn giữa hai mắt bị lung lay không bám chắc? Nên làm gì để tránh khỏi tình trạng đó?
  • Sống mũi nhân tạo hay bị lung lay không bám chắc là khi có tác động nhẹ bằng ngón tay có thể thấy được sự di chuyển, thay đổi vị trí của sống mũi. Thường là đặt bằng thanh silicon không có lỗ rất phổ biến cho đến nay khi phẫu thuật nâng mũi.
  • Nguyên nhân có thể là do đặt sống mũi không đúng vị trí. Sống mũi phải được đặt trong khoang chứa vừa vặn ở dưới màng xương sống mũi thì mới đảm bảo ổn định. Nếu khoang chứa được bóc tách ở ngay dưới da (tức là trên màng xương) thì sống mũi sẽ cũng có nguy cơ dịch chuyển nhiều hơn. Ngoài ra nếu sống mũi đã được đặt ở khoang chứa dưới màng xương nhưng khoang chứa lại được bóc tách quá rộng thì cũng thường là nguyên nhân chính khiến sống mũi bị lung lay hay lệch sống mũi. Sống mũi bị lung lay là một trong những di chứng gây kết quả không mong muốn cho khách hàng nâng mũi với  thanh silicone không có lỗ.
  • Để tránh khỏi tình trạng sống mũi bị lung lay, tại phòng khám TS BS Nguyễn Thành Nhân đã nhiều năm qua luôn dùng thanh silicone với thiết kế riêng có lỗ đã được công nhận (Luận án Tiến sĩ 2016). Những lỗ nhỏ này giúp mô xơ hình thành xuyên qua nó như dây chằng cố định sống mũi rất chắc không bị lung lay hay trồi sụt khi sử dụng lâu dài sau này. Ngoài ra hiện nay có loại vật liệu mới “Surgiform” có nhiều lỗ nhỏ cho phép liên kết sống mũi chắc chắn với mô dưới da, giúp sống mũi bám chắc rất nhanh sau khi được đặt vào, tránh hiện tượng lung lay hay trồi sụt về sau.

Chúc các bạn có lựa chọn phù hợp cho mình khi phẫu thuật mũi.

Ống dẫn lưu là gì? Vì sao cần đặt ống dẫn lưu?
  • Ống dẫn lưu trong nâng mũi là 1 loại ống nhựa y tế tiệt trùng sẵn dùng một lần để dẫn lưu dịch, máu từ trong khoang phẫu thuật ra ngoài.
  • Trong quá trình nâng mũi bác sĩ sẽ bóc tách tạo khoang để đặt sống mũi khi đó có thể sẽ tổn thương 1 vài mạch máu nhỏ của mũi vì vậy ống dẫn lưu để dịch và máu thoát ra ngoài giúp mũi nhanh lành và đẹp.
  • Đặt ống dẫn lưu có rất nhiều lợi ích như:

Sau khi nâng mũi sẽ có hiện tượng sưng nề hay bầm tím vùng quanh mũi đó là hiện tượng bình thường nhưng với một số người có cơ địa dễ bị chảy máu hay dịch tiết ra nhiều thì ống dẫn lưu sẽ giúp mũi bệnh nhân không bị ứ đọng máu từ đó không gây nên hiện tượng tụ máu dưới da làm cho vùng quanh mũi giảm sưng bầm.

Trong thời gian đầu bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ chảy máu ( tươi hay không), hoặc nhiễm trùng (màu dịch xấu…) để bác sĩ có hướng xử trí phù hợp và kịp thời hơn.

Nẹp mũi bao lâu thì sẽ được tháo ra? Có nên tự tháo nẹp tại nhà, vì sao không?
  • Sau khi trải qua quá trình phẫu thuật nâng mũi thì cấu trúc mũi mới của bạn còn khá là yếu, mũi sưng ít nhiều và chưa định hình được, phần sóng nhân tạo còn lỏng lẻo trong khoang mũi, chưa thể bám dính chắc chắn vào các mô ở bên trong. Vì vậy, bác sĩ sẽ sử dụng nẹp mũi để cố định phần sóng nhân tạo được đưa vào để định hình lại dáng mũi, giúp mũi không bị di lệch, vẹo mất thẩm mỹ. Ngoài ra, nẹp mũi còn có tác dụng cầm máu, giảm sưng bầm hiệu quả, giúp người nâng hạn chế tối đa những ảnh hưởng từ những va đập thường ngày tới dáng mũi mới nâng. Vậy thời gian nẹp mũi là bao lâu? Câu trả lời là thời gian nẹp mũi không cố định, tuỳ thuộc vào phương pháp cũng như mức độ can thiệp vào vùng mũi hoặc tuỳ thuộc vào quá trình phục hồi của từng khách hàng mà sẽ có khoảng thời gian tháo nẹp khác nhau, nhưng thông thường khoảng 5- 7 ngày là có thể hoàn toàn tháo nẹp. Tuy nhiên với 1 số trường hợp hồi phục chậm, sóng nhân tạo chưa cố định, còn sưng bầm nhiều thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm thời gian nẹp.
  • Về bản chất thì tháo nẹp mũi cũng tương tự như tháo 1 miếng băng keo, tuy nhiên bạn không nên tự tháo nẹp tại nhà khi không có sự hỗ trợ của bác sĩ hay nhân viên chăm sóc vì việc này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hình dáng mũi vì sau khi nâng cấu trúc mũi chưa ổn định, liên kết giữa sụn và mô còn yếu, nếu tháo không cẩn thận sẽ làm mũi bị vẹo, lệch. Ngoài ra còn có nguy cơ nhiễm trùng do không đảm bảo trong khâu vệ sinh vết thương hoặc nếu có gì bất thường xảy ra trong quá trình lành thương thì bác sĩ sẽ phát hiện và xử trí kịp thời, mang lại cho bạn 1 dáng mũi mong muốn mà không có bất trắc gì xảy ra.
Dáng mũi sau tháo nẹp cảm thấy thấp, sau này khi vô form có cao hơn hay thấp hơn không hay chỉ gọn gàng bớt sưng thôi?
  • Sau khi tháo nẹp thì mũi vẫn còn trong tình trạng sưng bầm nhẹ làm cho ta có cảm giác mũi khá đơ, thiếu tự nhiên. Tuy nhiên sau tầm 2-3 tháng khi mũi hồi phục hoàn toàn, tình trạng sưng viêm, đơ cứng sẽ giảm dần và hoàn toàn biến mất, khi ấy mũi sẽ vô form ổn định (các bạn hay gọi là “gom lại”), trông sẽ gọn gàng hơn, tự nhiên, hài hoà với tổng thể khuôn mặt.
Có thể cắt cánh mũi để thu gọn mũi mà không cần nâng mũi được không?
  • Đây là câu hỏi của rất nhiều khách hàng khi đã có dáng mũi cao vừa phải, đầu mũi nhỏ cân đối, duy chỉ có mỗi cánh mũi là to bè gây mất thẩm mỹ cho vùng trung tâm của khuôn mặt, và câu trả lời là hoàn toàn có thể nhưng không phải trong mọi trường hợp!
  • Cắt cánh mũi là 1 tiểu phẫu nhỏ giúp cho cánh mũi to bè của bạn được nhỏ lại, hài hoà cân đối với thể mũi cũng như khuôn mặt kèm với sẹo nhỏ hai bên cánh mũi.
  • Để thu gọn mũi ngoài cắt cánh mũi thì bác sĩ cũng có thể cuộn cánh mũi cho bạn, tuỳ vào tình trạng mũi hay nhu cầu của khách hàng mà bác sĩ sẽ lựa chọn thủ thuật phù hợp.
  Vậy khi nào nên cắt cánh mũi để thu gọn mũi mà không cần nâng mũi?
  • Người có mũi cao cân đối nhưng 2 cánh mũi lại to bè.
  • Người có lỗ mũi nở to, lộ rõ khoang bên trong mũi.
  • Người đã từng gặp tai nạn khiến cánh mũi biến dạng, mất cân xứng 2 bên

Tuy nhiên trong những trường hợp đầu mũi to (phần vòm cánh mũi bị rộng) thì cắt cánh chỉ làm nhỏ phần nền mũi phía dưới nên lỗ mũi vẫn còn to phía trên và vẫn gây cảm giác lỗ mũi còn to và hở phía trên. Trong những trường hợp này khi nâng mũi cấu trúc sẽ cho kết quả lỗ mũi hình hạt chanh (làm hẹp lỗ và đầu mũi phía trên) tạo cảm giác lỗ mũi kín hơn, đôi khi không cần cắt cánh mũi, ít sẹo hơn mà lỗ mũi vẫn đẹp và được nhiều người yêu thích hơn.

Gây mê làm mất trí nhớ và rất ảnh hưởng sức khỏe về sau, suy nghĩ này có đúng hay không?
  • Gây mê là tình trạng mất ý thức dưới tác dụng của thuốc được thực hiện khi tiến hành các thủ thuật hay phẫu thuật cho người bệnh. Mục đích của gây mê nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh và giúp thủ thuật, phẫu thuật được thuận lợi và thành công.
  • Gây mê trong phẫu thuật có làm mất trí nhớ hay không luôn là câu hỏi mà bệnh nhân lẫn người thân đặt ra trước khi tiến hành phẫu thuật. Câu hỏi này cũng đã được các nhà khoa học đặt ra từ rất lâu và đã thực hiện rất nhiều các nghiên cứu khác nhau để tìm câu trả lời. Đến thời điểm hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh thuốc mê làm mất trí nhớ. Tất cà chúng ta với tuổi tác và stress trong cuộc sống đều làm giảm trí nhớ là hiển nhiên dù có được gây mê hay không? 
  • Như vậy, BN có nên lo lắng về vấn đề gây mê làm mất trí nhớ không?  Thay vào đó BN cần phải quan tâm chuẩn bị thật tốt, tuân thủ đầy đủ những yêu cầu của bác sĩ hướng dẫn trước mổ để quá trình phẫu thuật được tiến hành thuận lợi nhất có thể cho mình nhé. 
Khoảng cách giữa các lần gây mê là bao lâu thì hợp lý?  
  • Thuốc mê sau khi sử dụng trên BN sẽ nhanh chóng được đào thải trong vài giờ đến 1 ngày ( tùy thuốc và thời gian gây mê)  do đó BN không cần phải lo lắng nhiều về việc tồn đọng thuốc mê trong cơ thể. BN có thể yên tâm gây mê nhiều lần liên tiếp mà không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe.
Với một số Khách hàng da mũi mỏng, sau nâng mũi sụn sườn nhìn thấy lộ nhẹ phần sụn ở đầu mũi, vì sao lộ, vậy có cần lo lắng việc thủng rách không? Vì sao không?
  • Khi nâng mũi, da đầu mũi là nơi chịu lực căng nhiều nhất. Trong trường hợp da mỏng trước khi phẫu thuật thì nguy cơ lộ đầu mũi tăng lên. Nếu phần đầu mũi là các vật liệu nhân tạo thì nguy cơ thủng rách trong tương lai là rất cao. Nếu phần đầu mũi là các vật liệu tự thân thì sẽ hạn chế tối đa nguy cơ thủng rách đầu mũi, vì vật liệu tự thân sẽ sống sau vài tháng (do được máu nuôi dưỡng kể cả phần da đầu mũi bị mỏng). Do đó việc  dùng sụn tự thân 100% ở đầu và trụ mũi giúp cho máu và dưỡng chất thẩm thấu tốt nuôi dưỡng sụn và da đầu mũi và nguy cơ thủng rách là không thể. 
  • Tuy nhiên hiện nay khi dùng sụn tai , sụn vách ngăn làm trụ và chóp mũi người Á Châu thường không đầy đủ như sụn sườn nên phẫu thuật viên thường phối hợp thêm vật liệu nhân tạo. Đây cũng là yếu tố gây rủi ro thủng, rách đầu và trụ mũi cao hơn nhiều so với việc dùng sụn sườn toàn bộ cho phần trụ và chóp mũi. Đây là yếu tố quan trọng để khách hàng lựa chọn vật liệu và phẫu thuật viên nhằm tối ưu được kết quả phẫu thuật khi nâng mũi.